Chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với hoành thánh mặn, tuy nhiên, hoành thánh chay cũng là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây, quancomchay.com sẽ giúp mọi người nắm được công thức nấu canh nấm hoa hoành thánh chay giúp bạn đổi gió trong những ngày cuối tuần.
Công thức nấu canh nấm hoa hoành thánh chay
Dưới đây là 2 công thức nấu canh nấm hoa hoành thánh chay chuẩn vị nhà hàng, mời mọi người cùng tham khảo:
Công thức 1 canh nấm hoa hoành thánh chay
Mô tả
Đậu xanh cà vỏ hấp chín rồi giã sơ.
khoai môn sọ luộc chín, cắt nhỏ và giã nhuyễn (phải làm lúc khoai còn ấm nóng).
Nấu nước dùng rau củ: Củ cải trắng + cà rốt + su su + củ sắn cắt miếng + rễ ngò + mía lau.
Nguyên Liệu canh nấm hoa hoành thánh chay
Phần ăn: 2
50 gam Các loại : nấm kim châm, nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm rơm
20 gam Củ sắn
100 gam Khoai môn
150 gam Hoành thánh
1 Cây mía lau
1 Củ các loại: su hào, su su, cà rốt, củ cải
120 gam Rễ ngò
100 gam Hành boaro
100 gam Đậu xanh
200ml nước dừa
Gia vị đi kèm: hạt nêm chay, dầu mè
Cách chế biến canh nấm hoa hoành thánh chay
Bước 1 :
Nhân hoành thánh và chả giò tiều: khoai môn + đậu xanh + hành poaro phi thơm + 30gr nấm mèo + 5gr nấm đông cô băm nhuyễn (không bắt buộc) + ½ Thìa súp hạt nêm + tiêu + ½ thìa súp đường + 2 thìa canh dầu ăn + hành poaro. Trộn kĩ hỗn hợp cùng 2 giọt dầu mè.
Dùng lá hoành thánh cuốn nhân, đem chiên.
Bước 2 :
Làm chả giò tiều : tàu hũ ky ngâm nước, cuốn nhân, đem chiên.
Làm nước dùng chay : 2 lít nước sôi + 1 thìa súp hạt nêm + mía lau + rau củ + 200ml nước dừa + nấm đông cô. Khi rau củ chín thì vớt ra, thêm 1 nhánh hành poaro + 1,5 thìa cafe hạt nêm + ½ thìa cafe muối.
Lọc nước dùng sao đó cho tất cả các loại nấm vào. Sau đó cho hoành thánh vào khi nước sôi.
Công thức 2 canh nấm hoa hoành thánh chay
Nguyên liệu canh nấm hoa hoành thánh chay
- 50 gram nấm kim châm
- 50 gram nấm đông cô tươi
- 50 gram nấm bào ngư
- 50 gram nấm rơm
- 20 gram nuôi hình nơ
- 100 gram khoai môn
- 150 gram hoành thánh
- 10 gram mía lau
- 1 củ su hào
- 1 củ su su
- 1 củ cà rốt
- 120 gram rể ngò
- 1 củ cải trắng
- 100 gram cành boaro
- 100 gram đậu xanh cà
- 1 muỗng cà phê Hạt nêm Knorr Nấm Hương Organic
- 2 muỗng cà phê Dầu mè
- 200 mililit nước dừa
Cách nấu canh nấm hoa hoành thánh chay
Bước 1
100gr đậu xanh cà vỏ hấp chín rồi giã sơ. 100gr khoai môn sọ luộc chín, cắt nhỏ và giã nhuyễn (phải làm lúc khoai còn ấm nóng).
Bước 2
Nấu nước dùng rau củ: Củ cải trắng + cà rốt + su su + củ sắn cắt miếng + rễ ngò + mía lau.
Bước 3
Nhân hoành thánh và chả giò tiều: khoai môn + đậu xanh + hành Boaro phi thơm + 30gr nấm mèo + 5gr nấm đông cô băm nhuyễn (không bắt buộc) + ½ Thìa súp Hạt nêm Knorr Nấm Hương Organic + tiêu + ½ thìa súp đường + 2 thìa canh dầu ăn + hành boaro. Trộn kĩ hỗn hợp cùng 2 giọt dầu mè. Dùng lá hoành thánh cuốn nhân, đem chiên.
Bước 4
Làm chả giò tiều : tàu hũ ky ngâm nước, cuốn nhân, đem chiên. Làm nước dùng chay : 2 lít nước sôi + 1 thìa súp hạt nêm Knorr 3 Nấm Ngon + mía lau + rau củ + 200ml nước dừa + nấm đông cô. Khi rau củ chín thì vớt ra, thêm 1 nhánh hành poaro + 1,5 thìa cafe hạt nêm Knorr 3 Nấm Ngon.
Bước 5
Lọc nước dùng sao đó cho tất cả các loại nấm vào. Sau đó cho hoành thánh vào khi nước sôi. dùng nóng
Công dụng của nấm hương
Nấm hương thường được dùng để nấu các món chay, trong đó có món canh nấm hoa hoành thánh chay nổi tiếng. Dưới đây là một số công dụng của loại nấm này.
Nấm hương tươi và cả sấy khô có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời không ai ngờ đến.
1. Tốt cho tim mạch
Nấm hương chứa chất dinh dưỡng thực vật có tiềm năng giúp giữ cho tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám, duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Nấm hương có tác dụng tốt cho tim mạch nhờ vào các hợp chất giúp làm giảm hàm lượng cholesterol như sau:
Eritadenine: hợp chất giúp ức chế các enzyme có liến quan đến việc sản sinh ra cholesterol
Sterol: phân tử giúp ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol
Beta-glucan: một loại chất xơ làm hạ thấp nồng độ cholesterol
2. Kháng khuẩn
Một nghiên cứu năm 2011 tại Học viện Nha khoa UCL Eastman ở Anh đã kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của nấm hương trên bệnh viêm nướu. Hiệu quả của nấm hương được so sánh với thành phần hoạt tính trong nước súc miệng hàng đầu về viêm nướu, chứa chlorhexidine. Kết quả cho thấy chất chiết xuất nấm hương làm giảm số lượng của một số sinh vật gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật có liên quan đến sức khoẻ.
Nấm hương có hiệu quả kháng khuẩn tốt nhờ vào thành phần axit oxalic, lentinan, centinamycins A và B (kháng khuẩn) và eritadenine (kháng vi-rút).
3. Ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm hương có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u khi thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên, tác dụng này với người cần được nghiên cứu nhiều hơn. Sở dĩ có tác dụng này là nhờ vào khả năng tăng cường hệ miễn dịch của chúng. Ngoài ra, chất lentinan trong nấm đông cô còn có công dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của ung thư bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein tấn công căn bệnh này nhưng lại không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Do đó, loại thực phẩm này là một liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư.
4. Chống oxy hóa
Nấm hương có chứa L-ergothioneine – chất chống oxy hóa cực mạnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng các loại nấm có chứa L-ergothioneine nhiều hơn cả gan gà và phôi lúa mì. Trong đó, loại nấm này có chứa chất này nhiều nhất so với các loại nấm khác.
5. Giúp xương chắc khỏe
Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi xương.
Việc cung cấp đủ lượng vitamin D cũng giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể duy trì chức năng não khi về già, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng hen, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp mọi người nắm được 2 công thức nấu canh nấm hoa hoành thánh chay. Chúc các bạn nấu thành công món ăn này.